KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018-2019

Thứ năm - 21/03/2019 10:44
Căn cứ chỉ thị số 2919/CT-BGD&ĐT, ngày 10/8/2018 của bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Căn cứ quyết định số 2315/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành khung kế hoạch, thời gian năm học 2018-2019; hướng dẫn số 1325/SGD&ĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2018 của sở GD&ĐT Hà Tĩnh, hướng dẫn số 116/PGD&ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2018 của phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học năm học 2018-2019;
Căn cứ tình hình và đặc điểm của nhà trường, BGH trường Tiểu học Kỳ Long xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 như sau:
PHÒNG GD-ĐT TX KỲ ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ LONG
                        
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                 Số:    /KH-TH                     Kỳ Long, ngày     tháng 9  năm 2018
 
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018- 2019
 
 
Căn cứ chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT, ngày 10/8/2018 của bộ GD-ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Căn cứ quyết định số 2315/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về ban hành khung kế hoạch, thời gian năm học 2018-2019; hướng dẫn số 1325/SGDĐT, ngày 04 tháng 9 năm 2018 của sở GD-ĐT Hà Tĩnh, hướng dẫn số 116/PGD ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2018 của phòng GD-ĐT thị xã Kỳ Anh về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ  cấp Tiểu học năm học 2018-2019;
Căn cứ tình hình và đặc điểm của nhà trường, BGH trường Tiểu học Kỳ Long xây dựng kế hoạch năm học 2018-2019 như sau:
 
Phần thứ nhất
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Đặc điểm chung:
Phường Kỳ Long nằm phía Nam thị xã Kỳ Anh, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng.
Phía Nam giáp phường Kỳ Liên, phía Đông tiếp giáp với Khu Công nghiệp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, phía Tây ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn giáp huyện Quảng Hợp tỉnh Quảng Bình, phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp phường  Kỳ Thịnh. Kỳ Long có diện tích tự nhiên 1320 ha. Dân số có 1320 hộ, 4780 nhân khẩu. Trong đó có 87 hộ 394 nhân khẩu theo đạo Thiên chúa giáo.
1. Thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, hăng say công tác, tận tụy với học sinh, tân tâm với công việc.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD&ĐT, sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể địa phương. Sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội đối với công tác GD.
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy -học;
2. Khó khăn: 
Do ảnh hưởng sự cố môi trường của Dự án Formosa nên thu nhập hộ gia đình  bị giảm, thu Ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn.
Đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những cư dân sống bằng nghề tự do; Các trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội; ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu.
Số học sinh tăng nhanh, phòng học thiếu. Phòng học hiện thiếu 1 những năm sau sẽ thiếu 4 phòng;
Đội ngũ gv còn thiếu 8 đ/c. Huy động nguồn từ phu huynh còn nhiều vướng mắc, nguồn kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu.
 II. Thực trạng của nhà trường.
            *Quy mô trường, lớp, đội ngũ:
            1. Quy mô trường, lớp, học sinh
Số lượng Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Cộng Tăng Lưu
ban
KT
Học sinh 176 176 124 114 83 673 110 1 11
Số lớp 6 5 4 4 3 22   4    
 
Học sinh thuộc diện chính sách:
Con liệt sĩ:  0        Con thương binh: 1    Con bệnh binh:  0    
Con hộ nghèo:  22                                   Con hộ cận nghèo: 24
Học sinh con mồ côi: 1;                         Học sinh KT: 11 (trong đó HN 6 )
Học sinh Thiên chúa giáo: 72 em.
2. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên.
* Số lượng:
Tổng số: 30. Nữ 25. Đảng viên 19.
-Biên chế 24 đ/c;
          +  Quản lí: 2 Đ/c
           + Giáo viên: 18 người ( Văn hóa: 15, Âm nhạc: 1, Mĩ thuật: 1, Tiếng Anh: 1).
           + Nhân viên: 3 (1 kế toán/ văn thư, 1 ytế, 1 thư viện- thiết bị );
 + TPT Đội: 1;
           + Bảo vệ: 1
* Trình độ chuyên môn:
 + QL: Đại học: 2
 + Giáo viên: Đại học:18; Cao đẳng:1;Trung cấp: 0. Trên chuẩn 19/19, tỷ lệ 100%. Giáo viên giỏi cấp thị 8 đ/c, tỷ lệ 32,0%.
             + Nhân viên: Đại học 1đ/c, TC 2 đ/c.  
  - Hợp đồng: 5 đ/c. VH 5; Trình độ CM Đại học 5 đ/c.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học
Cơ sở vật chất phục vụ dạy học của nhà trường đều được kiên cố hóa, chuẩn hóa; sân chơi bãi tập, hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch đầy đủ, cảnh quan môi trường sư phạm đảm bảo xanh - sạch- đẹp. Cụ thể:
Tổng số phòng học: 21/22 lớp (cao tầng: 21 phòng).
Có đủ các phòng làm việc, phòng hội đồng, thư viện, thiết bị; phòng dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Tiếng Anh; các phòng chức năng; nhà ăn của học sinh BT.
Trang thiết bị dạy học: Có 10 máy vi tính, 4 máy in, 4 máy chiếu đa năng,1 đài catset; 3 bộ loa máy, trang thiết bị dạy học các môn, sân chơi, bãi tập, bồn hoa, thảm cỏ, bàn ghế, bảng chống loá đầy đủ phục vụ tốt cho các hoạt động dạy - học của nhà trường.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 
A. NHIỆM VỤ CHUNG.
            Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm  đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành.
          Tập trung chuẩn bị tốt điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhất là đối với lớp 1.
Phát huy quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao năng lực quản lý, trách nhiệm của người đứng đầu trong nhà trường. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong trường học, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lí.
Thực hiện dạy học theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng Chương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và đánh giá học sinh tiểu học; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; bảo đảm các điều kiện và triển khai dạy học Ngoại ngữ,  chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
 Duy trì vững chắc và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; Trường chuẩn quốc gia Mức độ 2; Đơn vị Văn hóa.
Nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đánh giá học sinh tiểu học; thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; khắc phục tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học; chủ động và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.
  • CHỈ TIÊU:
1, Đối với học sinh:
a, Chất lượng GD:
                        + Hoàn thành Tốt: 235/673 tỷ lệ 35%
                        + Hoàn thành: 434/673 tỷ lệ 64,5%
                        + Chưa Hoàn thành: 3/673 tỷ lệ 0,5%
                        + Hoàn thành CTTH: 83/83 tỷ lệ: 100%
b,Thành tích Học sinh:
 + Khen thưởng thành tích học tập: 235/673 tye lệ 35%;
+ Đạt giải giao lưu các cuộc thi: Cấp thị 5 em; tỉnh 2 em;
 2, Đối với CB,GV,VN:
  • Danh hiệu:
            + Lao đông Tiên tiến: 33/33 tỷ lệ 100%;
+ CSTĐ cấp tỉnh: 1 đ/c;
+ CSTĐ Cơ Sở:   5 đ/c;
+ Hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ: 20/33 tỷ lệ 60%;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ:13/30 tỷ lệ 40 %;
  • Khen thưởng:
+ Bằng khen chủ tịch UBND tỉnh: 1 đ/c
+ Giấy khen chủ tịch UBND Thị xã: 1 đ/c;
+ Giáo viên CN giỏi cấp thị 5 đ/c;
3, Tập thể:
  • Danh hiệu thi đua:
+ Tập thể Lao động Xuất sắc
+ Công đoàn: Công đoàn Xuất sắc cấp tỉnh
          + Liên đội Xuất sắc;
+ Chi bộ “Trong sạch, Vững mạnh Tiêu biểu”
*  Khen thưởng:
             + Nhà trường: Cở thi đua của UBND tỉnh;
           + Công Đoàn: Giấy khen của LĐLĐ tỉnh;
           + Đội TN: Giấy khen của Tỉnh đoàn;
 
B, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
I. Đẩy mạnh công tác truyền thông
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT về đổi mới và phát triển giáo dục. Đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác truyền thông, tổ chức tuyên truyền những kết quả đạt được để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới về giáo dục tiểu học; xây dựng kế hoạch truyền thông, kịp thời, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội. Trong đó cần chú trọng đẩy mạnh truyền thông những nội dung: Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 và Thông tư 22; dạy học Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục; dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới; phương pháp “Bàn tay nặn bột”; hoạt động trải nghiệm sáng tạo; áp dụng các thành tố tích cực của  mô hình trường học mới.
Chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của ngành, về gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Phổ biến và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật.
II. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ , giáo viên, nhân viên.
2.1. Mục tiêu
            Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để  đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về  phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ…
            2.2. Chỉ tiêu
            - 100% CB, GV, NV có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống mẫu mực, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. Không vi phạm KHH và các quy định khác.
-100% CB, GV nắm chắc và vận dụng tốt các văn bản chỉ đạo chuyên môn
            3. Giải pháp
3.1. Tham mưu với phòng GD-ĐT, UBND thị xã tuyển đủ giáo viên, đảm bảo định biên, đảm bảo tỷ lệ cơ cấu tiết dạy (như môn TD, mônTiếng Anh);  Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về  phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ…
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo; mỗi thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Kiên quyết “nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. 
3.2. Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học và năng lực ngôn ngữ để triển khai Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học theo kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020”.
3.3. Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ qua “Trường học kết nối” giữa các cán bộ quản lí và giáo viên.
III. Thực hiện chương trình giáo dục.
1.Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
            1.1. Mục tiêu
Tiếp tục duy trì và củng cố chất lượng giáo dục, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đại trà; làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu; kèm cặp, phụ đạo cho học sinh yếu.
 Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lớp 2 theo tinh thần Công văn 1087/SGDĐT-GDPT ngày 19/7/2018 của Sở GDĐT.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả cao chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ, dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy - học  theo phương pháp Đan Mạch, môn Mỹ thuật, áp dụng một số nội dung tích cực của mô hình trường học mới.
1.2. Chỉ tiêu
100% học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh.
100% học sinh được học 2 buổi/ngày (9 buổi/ tuần).
* Chất lượng giáo dục:
+ Hoàn thành Tốt: 235/673 tỷ lệ 35%
            + Hoàn thành: 434/673 tỷ lệ 64,5%
            + Chưa Hoàn thành: 3/673 tỷ lệ 0,5%
            + Hoàn thành CTTH: 83/83 tỷ lệ: 100%
1.3. Biện pháp
Tiếp tục phân công đội ngũ giáo viên phù hợp với năng lực chuyên môn, ưu tiên cho các lớp đầu cấp. Tiếp tục bố trí giáo viên lớp 1 đã qua tập huấn và dạy lớp 1 nhiều năm; Lựa chọn  giáo viên có năng lực chuyên môn vững dạy lớp 2.
* Giáo dục đạo đức.
Thực hiện tốt chương trình giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng các tiết dạy đạo đức. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về phòng chống các tệ nạn xã hội, tìm hiểu luật giao thông; đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện.
Chỉ đạo thực hiện tốt sinh hoạt tập thể bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động trong tiết chào cờ thứ 2, tiết sinh hoạt thứ 6 hàng tuần. Đặc biệt sử dụng linh hoạt thời gian tiết chào cờ để lồng ghép các chương trình vui chơi bổ ích, củng cố kiến thức, chuyển tải nhẹ nhàng các chủ đề chủ điểm hàng tháng.
 Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, biểu dương, nêu gương người tốt việc tốt, cải tiến việc theo dõi đánh giá, xếp loại thi đua đối với các tập thể lớp. Xây dựng phong trào thi đua liên tục, sôi nổi rộng khắp theo chủ đề, chủ điểm trong từng tháng từng học kỳ. Động viên khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích cao hoặc tiến bộ trong mỗi đợt thi đua.
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh. Kết hợp chặt chẽ với gia đình, đoàn thể giáo dục đạo đức cho học sinh, mỗi năm họp phụ huynh 3 lần (đầu năm, cuối kì I và cuối năm), định kì thông tin tới gia đình học sinh qua sổ liên lạc điện tử.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp với phụ huynh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội phụ nữ để làm tốt công tác giáo dục đạo đức đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
* Văn hóa
- Thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục, thời gian, chương trình:
Thực hiện theo hướng dẫn của bộ GD-ĐT về  thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 bậc Tiểu học; hướng dẫn số 116/ PG ĐT nagỳ 07/9/2018 phòng GD-ĐT thị xã Kỳ Anh về nhiệm vụ năm học 2018-2019.
  • Dạy học 2 buổi/ngày kết hợp tổ chức Bán trú:
 Thực hiện thông báo số 4929/UBND này 27/7/2018của Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh, công văn số 1383/SGDĐT-GDTH ngày 05/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Buổi học thứ nhất: Dạy theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình và sách quy định cho mỗi lớp và dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
            Buổi học thứ hai: Tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng, dạy học theo nhóm trình độ; bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập.
            Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh.Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, mang tính vừa sức, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, của lớp.
             Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.
            Tổ chức ăn, nghỉ Bán trú tại trường cho học sinh; hợp đồng nhân viên nấu ăn, phân công phụ trách, theo dõi công tác Bán trú.
 
2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh.
Chỉ đạo tốt việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016 TT-BGDĐT, văn bản hợp nhất TT 22, TT 30 về Đánh giá học sinh tiểu học. Đánh giá theo nguyên tắc:
+ Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
+ Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
+ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, hàng tháng, hàng kì để phân loại học sinh trong lớp, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp từng đối tượng; đảm bảo chất lượng, nghiêm túc các kỳ kiểm tra khảo sát.
Thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao chất lượng học tập lớp dưới lên lớp trên, bàn giao chất lượng học sinh lớp 5 với trường THCS theo đúng chỉ đạo của ngành.
            Việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5 thực hiện theo công văn số 5276/BGDĐT-GDTH ngày 25/5/2007 của Bộ GD&ĐT. 
3. Nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Anh:
            Tiếp tục triển khai việc dạy học tiếng Anh theo Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3422/QĐ-UBND ngày 19/11/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, Công văn 511/SGDĐT-GDTH ngày 18/4/2017 của Sở GDĐT hướng dẫn triển khai giảng dạy môn tiếng Anh tiểu học năm học 2018-2019 và các văn bản hiện hành của Bộ GDĐT.           
            Dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói Tăng cường các hoạt động học tập ngoài lớp học: Tổ chức Câu lạc bộ nói tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lớp, khác trường, với người nước ngoài; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động viết vẽ để giới thiệu về bản thân, gia đình, nhà trường... bằng Tiếng Anh. Cần tạo không khí vui chơi cho học sinh khi tham gia học Tiếng Anh, học sinh vừa học vừa chơi thông qua các hoạt động, các bài hát, các vở kịch đóng vai.
Trước mắt bố trí số tiết  Khối 4,5 dạy 2 tiết / tuần; khối 3 dạy 3 tiết / tuần. Tham mưu phòng GD hợp đồng giáo viên Tiếng Anh để đảm bảo dạy 4 tiết/ tuần các khối 3,4,5.
4. Công tác ph đo, kèm cp hc sinh yếu, hc sinh khuyết tt hc hòa nhp; bi dưng hc sinh có năng khiếu:
* Ph đo hc sinh yếu, kém:
Đồng chí phó  hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém;
Các tổ phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém. Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm; tổng hợp kết quả, tham mưu với Ban giám hiệu có những chỉ đạo kịp thời nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh.
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo của các tổ, khối chuyên môn.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện yếu kém, ít nhất mỗi tháng liên lạc 1 lần để thông báo tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh và bàn biện pháp phối hợp theo dõi, giúp đỡ. Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Phân công học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học, ...
*Dạy học sinh khuyết tật:
Huy động 11 học sinh khuyết tật và thiểu năng trí tuệ được học hòa nhập. Trong đó 4 em được tham gia đánh giá bình thường (Thái Vũ 3A, Ánh Nguyệt 5A, Phương Thảo 4D, Duy Khánh, Hoàng Thiên 1 A2; Hải, 1 A1), 6 em GD hòa nhập: ( Huyền Trang, Huyền Phương 1 A6, Nguyệt 3B, Hồng Lĩnh 2 A2 ); quan tâm 22 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 25 học sinh thuộc diện hộ cận nghèo có đủ điều kiện để tham gia học tập và vui chơi.
            Phân mỗi lớp một trẻ khuyết tật học hòa nhập, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực của các em để đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
            Hàng tháng các tổ chuyên môn đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn để rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh. Các kì kiểm tra định kì ra đề riêng cho đối tượng học sinh học hòa nhập.
             Huy động các nguồn lực để hỗ trợ trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, động viên giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy ở những lớp này để khích lệ tinh thần nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
* Công tác bi dưng hc sinh gii, hc sinh năng khiếu
Không thành lập đội tuyển để bồi dưỡng. Khuyến khích động viên học sinh tham gia các sân chơi: Violympic Toán, Tiếng Anh, Trạng nguyên Tiếng Việt.
5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp; giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất, y tế học đường và hoạt động xã hội.
5.1.Mục tiêu
            Thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thể chất và các hoạt động xã hội nhằm giáo dục đạo đức, kĩ năng, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành, bồi dưỡng nhân cách đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
5.2. Chỉ tiêu
            100% học sinh được khám bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
            100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế.
            100% học sinh được tham gia các hoạt động giáo dục thể chất. Phấn đấu có 5 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, 1 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh về các môn điền kinh.
            100% học sinh tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo.
Mỗi tháng Chi đoàn + Tổng phụ trách đội tổ chức ít nhất một hoạt động điển hình thu hút nhiều học sinh tham gia. Tổ chức cho học sinh khối 4, 5 tham quan mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có bài viết trên trang Web của phòng, sở; được đăng trên tạp chí giáo dục, thế giới trong ta, toán tuổi thơ 1,….
Tổ chức ăn nghỉ bán trú cho 80% học sinh lớp 1, 50% lớp 2 được ăn nghỉ bán trú tại trường; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng các bữa ăn.
5.2. BiÖn ph¸p
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào vở thực hành kĩ năng sống của các lớp để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
 Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp khoa học, sát với điều kiện thực tế của đơn vị. Thông qua nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản, giáo dục pháp luật,... vào nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các cuộc thi giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, các hoạt động ngoại khóa, ... mang tích giáo dục, tính nhân văn, hấp dẫn học sinh tham gia một cách hứng thú với thái độ tự giác, tự chủ và ý thức sáng tạo.
Phát động phong trào đọc, viết bài trên các tạp chí và trang web của phòng và sở trong CB, GV, NV và học sinh.
Vận động học sinh tham gia BHYT  với tỷ lệ  100%. Lập sổ sức khoẻ cho học sinh, phối hợp với y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh 2 lần/1 năm, khám sàng lọc mắt, nha khoa, tẩy giun, tiêm phòng sởi cho HS lớp 1 theo đúng định kỳ; phát động phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
Tuyên truyền và thực hiện tốt cuộc vận động Vì người nghèo, giúp đỡ bạni có hoàn cảnh khó khăn, Tết vì bạn nghèo, Đền ơn đáp nghĩa bằng các hoạt động cụ thể nhằm giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm với cộng đồng và quê hương đất nước.
6. Thc hin phong trào “ Gi v sch - viết ch đp”
Thông qua họp phụ huynh đầu năm để quán triệt tinh thần mua đủ sách, vở, dụng cụ học tập cho học sinh.
Giáo viên phải mẫu mực về chữ viết và cách trình bày, chấm điểm, lời phê trong sách, vở học sinh phải rõ ràng, chính xác. Đối với những em viết chữ xấu, GV cần phối hợp với phụ huynh để uốn nắn giúp đỡ.
Có đầy đủ bảng chữ mẫu ở mỗi lớp học.
Hàng tháng giáo viên chấm và xếp loại VSCĐ theo quy định.
Tổ chức thi viết chữ đẹp ở các học sinh trong lớp và giữa các lớp trong trường theo định kỳ 4 lần/ năm. Chọn bài và công nhận giải vào cuối năm.
 Mỗi khối: 1 nhất, 2 nhì, 3 giải 3; KK 5 em; (riêng khối 1 khuyến khích 2 giải nhất, 2 giải nhì).
          Trường đạt tiêu chuẩn VSCĐ.
IV. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
            * Thực hiện có hiệu quả cao chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ, dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy học Mỹ thuật theo PP Đan Mạch. Vận dụng nội dung ưu việt của mô hình trường học mới:
 Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục theo Quyết định số 2222/QĐ-BGDĐT ngày 01/7/2016 về việc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục. Tham gia hội thảo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn cụm;
  Có chế độ ưu đãi riêng cho giáo viên dạy lớp 1.
            * Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới tại các trường tiểu học theo Công văn 1717/SGDĐT-GDTH ngày 25/11/2014 về Hướng dẫn vận dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới. Giáo viên chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi. Chú ý sử dụng tài liệu “Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” và sử dụng các quy trình của phương pháp mới để thực hiện các bài dạy.
            * Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”: Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong các bài dạy có liên quan. Khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện, hướng tới việc xây dựng các phòng hỗ trợ thí nghiệm tại các trường.
V. Đi mi công tác qun lí, ng dng CNTT trong qun lý, Dy - hc,
-Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, thực hiện đúng các quy định về quản lí tài chính trong các trường tiểu học.
- Phát huy quyền tự chủ; thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.
- Quản lý Tài chính, tài sản:
Thực hiện nghiêm túc Văn bản số 1338/ SGDĐT ngày 28/8/2012 của  Sở Giáo dục và Đào tạo;
                Mỗi năm học tổ chức kiểm kê, kiểm tra tài chính 3 lần vào đầu năm học, cuối năm ngân sách và cuối năm học. Kiểm tra bất thường theo thông báo của Hiệu trưởng.
                Bàn giao tài sản, CSVC ký giao nhận đầy đủ đối với các lớp, các đ/c chí có liên quan. Tài sản hư hỏng, mất mát không rõ nguyên nhân phải bồi hoàn.
          -Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí; thực hiện linh hoạt chế độ báo cáo nhanh bằng thư điện tử nhằm thu thập và quản lí thông tin kịp thời, thông suốt giữa các cấp quản lí giáo dục từ sở, phòng và cơ sở giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, đánh giá học sinh tiểu học; sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, thống kê, báo cáo theo quy định của Sở.
Tham gia mỗi đ/c có ít nhất 1 bài/ 1 tháng  đăng lên trang Web của trường.
VI. S dng hiu qu cơ s vt cht, sách giáo khoa và tài liu tham kho, thiết b dy hc.
1, Quy hoch chi tiết trưng hc:
Tham mưu lập quy hoạch chi tiết trường.
2. Tăng cưng và s dng hiu qu cơ s vt cht, sách giáo khoa và tài liu tham kho, thiết b dy hc
2.1. Tham mưu huy động kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học,…chuẩn bị tốt cho đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
2.2. Thư viện.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
Bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định của Bộ GDĐT.
Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường.
Tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
Phát huy hiệu quả thư viện thân thiện gắn với thư viện xanh nhằm tạo ra môi trường, không gian đọc và tổ chức các hoạt động giáo dục bổ ích nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách, tự học, tự nghiên cứu trong cán bộ giáo viên và học sinh của nhà trường.
Duy trì tốt các tiêu chí, tiêu chuẩn của thư viên Xuất sắc.
2.3. Thiết bị dạy học.
Rà soát, sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành theo Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Khai thác các nguồn lực để từng bước đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học.
Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, nhất là thiết bị học Tiếng Anh. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano kĩ thuật số trong giờ học Âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác.
            Động viên phụ huynh lớp 1 mua mới bộ đồ dùng học Toán + Tiếng Việt, bảng con có kẻ li cho con em. Mua sắm đầy đủ các trang thiết bị ở phòng thực hành - thí nghiệm để dạy các tiết Khoa học, Tự nhiên - xã hội theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
            Bồi dưỡng, tham quan, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác TV- TB.
            Đẩy mạnh phong trào khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học một cách hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học.
            Khuyến khích sử dụng các phần mềm dạy học, thiết bị dạy học điện tử đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, đổi mới phương pháp và sách giáo khoa.
VII. Phổ cập giáo dục tiểu học ĐĐT; Duy trì các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2, đơn vị Văn hóa, gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
7.1.Công tác phổ cập giáo dục tiểu học ĐĐT và tuyển sinh.
1.1 Mục tiêu.
            Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu năm, tiến hành biên chế lớp học hợp lý về số lượng, có phân loại ban đầu, đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường. Đảm bảo duy trì sĩ số của các lớp, chấn chỉnh tình trạng nghỉ học và đi học không chuyên cần.
Hoàn thành công tác điều tra cơ bản một cách chính xác, kịp thời hạn; hồ sơ sổ sách đầy đủ, rõ ràng, khoa học; duy trì các chỉ tiêu để được công nhận hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 3.
            1.2.Chỉ tiêu
Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1.
Đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3 vững chắc.
1.3.Biện pháp
            Thành lập Hội đồng tuyển sinh, thực hiện công tác tuyển sinh đúng quy định; phối hợp với BGH trường mầm non rà soát số trẻ 6 tuổi trên địa bàn đưa vào danh sách tuyển sinh.
            Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, thật sự coi đây là ngày hội của địa phương.
            Phối hợp với trường mầm non, trường trung học cơ sở và các tổ dân phố thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản ở các hộ gia đình; xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phổ cập, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
            Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH.
            Thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra công tác PC GDTH ĐĐT để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế và đảm bảo tính bền vững của công tác phổ cập.
 
7.2. Duy trì các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia mức độ 2, đơn vị Văn hóa, gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
1.1. Mục tiêu
Duy trì và phát huy tốt 5 nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2, tiếp tục triển khai mạnh mẽ phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” toàn diện năm nội dung.
2.2. Chỉ tiêu
Duy trì trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 Vững chắc.
Đạt loại xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, “ Trường học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn”
2.3. Biện pháp
Củng cố Ban chỉ đạo cấp trường, rà soát lại các tiêu chuẩn, các nội dung  từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện một cách khoa học. Tham mưu với lãnh đạo địa phương tìm nguồn đầu tư cải tạo nhà Đa chức năng, sân thể dục;.
Bổ sung trang thiết bị, đồ dùng dạy học; mua sắm bàn, ghế, trang thiết bị dạy học hiện đại, bố trí phòng thực hành thí nghiệm; xây dựng cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện.
 
VIII. Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra nội bộ và kiểm định chất lượng.
8.1.Mục tiêu
            Đổi mới công tác quản lí, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nội bộ trường học và kiểm định chất lượng giáo dục để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường, tăng cường nề nếp kỉ cương trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phấn đấu chất lượng qua kiểm định đạt cấp độ 3.
8.2. Chỉ tiêu
- Kiểm tra nội bộ trường học:
+ Kiểm tra chuyên đề: 100% GV;
+ Kiểm tra toàn diện: 9 giáo viên;
+ Kiểm tra Tài chính, CSVC, kiểm tra nề nếp,các hoạt động; công tác Bán
trú theo định kỳ, đột xuất.
- Kiểm định chất lượng: Phấn đấu chất lượng trường đạt chuẩn cấp độ 3, Hoàn
thành tự đánh giá, chuẩn bị hồ sơ đánh giá ngoài trong năm học 2018-2019.
8.3. Biện pháp
Tăng cường công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí có vai trò trách nhiệm, có ý thức làm chủ tập thể.
            Duy trì kỷ cương nề nếp trong nhà trường. Nghiêm túc thực hiện việc  quản lý hồ sơ, sổ sách hàng tháng về chuyên môn và hành chính. Thực hiện ba công khai về chất lượng giáo dục, công khai về CSVC, công khai về thu chi tài chính.
Chỉ đạo tốt các phong trào hoạt động của các tổ chức đoàn thể, tham gia tốt các cuộc thi do ngành tổ chức.
Tăng cường kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ và xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý các văn bản, quản lý công tác cán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính. Xây dựng trang web của trường với tên miền riêng nhằm phục vụ công tác quản lí, giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đồng thời là nơi để trao đổi thông tin giữa nhà trường với phụ huynh, với đồng nghiệp và nhân dân.
           Thực hiện tốt công tác đánh giá đúng thực trạng công tác kiểm định chất lượng giáo dục, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tiêu chí còn thiếu sót để từng bước phấn đấu đưa nhà trường đi lên, lưu trữ đầy đủ hồ sơ, minh chứng cho công tác đánh giá.
            Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra việc dạy thêm của giáo viên, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính. Ban thanh tra nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
                        Thực hiện đánh giá cán bộ quản lí, giáo viên theo Quy định về Chuẩn Hiệu trưởng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT. Việc đánh giá theo chuẩn là cơ sở để bình xét các danh hiệu thi đua cuối năm, đồng thời là căn cứ để mỗi cán bộ quản lí, giáo viên tự đánh giá và xác định nội dung, kế hoạch phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, nhân cách nhà giáo.
IX. Mt s hot đng khác.
1. Tham gia tích cc vào các hot đng, các phong trào:
+ Tham gia thi GVCN giỏi, TPT Đội giỏi cấp thị:
+ Có 4 sản phẩm bài giảng Eleaning tham gia cấp thị; (mỗi tổ chuyên môn 1 sản phẩm).
+ Có 1 sản phẩm STKT tham gia dự thi (giao Tổ 4,5);
+ Tổ chức sân chơi Giao lưu Tiếng Anh; Tuổi thơ khám phá cấp trường.
+ Tham gia thi Tin học trẻ, TDTT, ĐK cấp thị;
2. Tổ chức liên hoan Dân ca Ví - Dặm cấp trường
3.Viết bài đăng trên trang web của trường"Diễn đàn Giáo dục Tiểu học Hà Tĩnh”, trên các báo, tạp chí chuyên ngành về giáo dục.
4. Tham gia tích cực các phong trào, hoạt động của địa phương;
 
 
 
 
D KIN LCH CÔNG TÁC
Năm hc 2018 – 2019
  1. Kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục.
TT Nội dung Thời gian Người phụ trách Bổ sung
Tháng 8.
  -Tập trung GV, họp hội đồng đầu năn học  
01/8
Đ/C Châu  
  - Lao động vệ sinh trường lớp; Tôn tạo cảnh quan;  Chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới; 05-10/8 Đ/c Nam, đ/c Ngọc  
  - Tham gia BD chính trị, chuyên đề tại phòng; 05-08/8 BGH, CBGV  
  - Tổ chức ôn tập cho số HS chưa HTCT cuối năm; Xét lên lớp cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học năm học 2017-2018; 03-10/8 GVCN
Đ/c Võ Thị Thanh Ngọc, Phó HT
 
  - Tuyển sinh học sinh lớp 1;  
03-06/8
BGH, Hội đồng tuyển sinh  
  - Tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018- 2019;  
15-20/8
 
Đ/c Châu
 
  - Học sinh tựu trường ngày 20/8; Tổ chức Tuần 0 cho học sinh lớp 1; Triển khai tuần sinh hoạt tập thể đầu năm; Chuẩn bị khai giảng năm học mới;  
 
20-30/8
 
 
BGH, GV CN
 
  - Thành lập các tổ CM, phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên, bổ nhiệm TT, TP các tổ.  
 
25/8
 
 
Đ/c Châu
 
  - Kiện toàn các BCĐ các phong trào, các cuộc vận động;  
25/8
 
Đ/c Châu
 
Tháng 9
   - Thực hiện chương trình  tuần 1 sau khai giảng;
 - Triển khai dạy học 2 buổi/ngày;
 
06/9
 
BGH, GVCN
 
  - Tổ chức Hội nghị CBGV;  
10-20/9
 
BGH
 
  - Triển khai thực hiện tháng An toàn giao thông, tháng Khuyến học;  
10/9
 
BGH, GVCN
 
  - Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh; 20-25/9 BGH, GVCN  
  - Điều tra phổ cập; Báo cáo thống kê đầu năm học trên phần mềm;  
25-30/9
 
BGH
 
  Đăng kí thi đua; đăng kí đề tài NCKH, SKKN, sản phẩm ứng dụng KHCN.  
26/9
 
BGH, CĐ
 
  - Họp phu huynh đầu năm học. 25/9 BGH, HPH  
  - Triển khai chuyên đề phần mềm QL học sinh, chuyên đề kết nối trường học.  
20-25/9
 
đ/c Giang Nam
 
Tháng 10
  - Đại hội Liên đội. 10-15 BGH, TPT Đội  
  Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10;  
01-20/10
 
đ/c Giang Nam
 
  - Kiểm tra hoạt động chuyên môn giáo viên; 01-05/10 đ/cVõ Thanh Ngọc  
  - Tổ chức các chuyên đề, dạy thể nghiệm; 07/10 đ/c Ngọc, GV  
  - Kiểm tra công tác vệsinh an toàn thực phẩm, công tác bán trú. 25/10 đ/c Ngọc, đ/c Thống  
Tháng 11
  Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11;  
01-15/11
 
BGH
 
  - Kiểm tra chuyên đề 2 giáo viên; 10/11 BGH  
  - Thao giảng tại các tổ, toàn trường; 05-15/11 đ/c Ngọc, TTCM  
Tháng 12
  - Tổ chức dạy - học theo kế hoạch;   đ/c Ngọc, GV  
  - Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12;  
 
01-22/12
 
 
BGH
 
  - Kiểm tra hoạt động chuyên đề tại trường; 10-10/12 BGH  
   - Tổ chức CLB Tiếng Anh cấp trường 20/12 BGH, đ/c Hồng Ngọc  
  - Đánh giá đề tài NCKH, SKKN, sản phẩm ứng dụng KHCN cấp trường.  
25-30/12
 
BGH
 
  Đón các đoàn kiểm tra.   BGH  
  - Tổ chức dạy - học theo kế hoạch;   đ/c Thanh Ngọc  
Tháng 1,2/2019
  Tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2;  
01/1-10/2
 
BGH
 
  - Kiểm tra hoạt động chuyên môn các giáo viên;  
10-25/2
đ/c Thanh Ngọc  
  - Kiểm tra cuối kỳ I; Hoàn thành các loại hồ sơ báo cáo cuối kỳ 1;  
15/1
đ/c Thanh Ngọc  
  - Sơ kết Học kì 1, triển khai nhiệm vụ Học kì 2;  
20/1
 
BGH
 
  - Tham gia các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên văn hóa, giáo viên đặc thù theo cụm chuyên môn liên trường;  
 
20-31/2
 
 
BGH, GV
 
  - Họp CMHS cuối học kỳ Một. 25/1 BGH, HPH  
Tháng 3
  Tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam 26/3; ngày quốc tế Phụ nữ 8/3;  
 
05-20/3
đ/c Giang Nam, đ/c H. Ngọc  
  - Kiểm tra hoạt động chuyên môn các tổ; 10-16/3 đ/c Thanh Ngọc  
  - Nộp SKKN cấp thị; 10/3 BGH  
  - Tham gia thi giáo viên CN Giỏi cấp thị. 10-20/3 BGH, GVCN  
  - Tổchức liên hoan Dân ca Ví dặm cấp trường. 12/3 BH, TPT Đội  
Tháng 4
  Tham gia các chuyên đề cho giáo viên đặc thù theo cụm chuyên môn liên trường;  
01-10/4
 
đ/c Thanh Ngọc, GV
 
  - Giao lưu “Tuổi thơ khám phá” học sinh lớp 4,5 cấp trường;  
15/4
 
BGH
 
  -Nộp các sản phẩm dự thi STKT, bài giảng điện tửElearning(nếu qđ).  
20/4
 
BGH
 
Tháng 5
  Tổ chức các hoạt động chào mừng kỉ niệm Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 15/5; chào mừng kỉ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5;  
 
10-15/5
 
đ/c Giang Nam, đ/c Nô En
 
  - Kiểm tra chất lượng cuối năm; tổ chức bàn giao chất lượng học sinh;
- Lễ ra trường cho HS lớp 5; Bàn giao HS về sinh hoạt hè tại địa phương;
 
 
15-20/5
 
 
BGH
 
  - Xét hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5; 25/5 BGH  
  - Hoàn thành các loại hồ sơ, báo cáo cuối năm;Tổ chức tổng kết năm học;  
25-27/5
 
BGH
 
  - KSCS vật chất; Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho năm học 2019 - 2020.  
28-30/5
 
BGH
 
Tháng 6,7
  Kiện toàn ban Phòng chống bão lụt năm 2018-2019  
01/6
 
BGH
 
  Tham mưu địa phương kiểm tra khảo sát CVCS  
10/6
 
BGH
 
  Tu sửa CSVC   BGH  
           
 
Nơi nhn:
- Phòng  GD&ĐT;
- Các tổ CM, GV, NV trong trường;
- Lưu: VT.
                          HIU TRƯNG
 
 
 
 
 
                           Lê Minh Châu
 
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
 
 
 
                                                                             NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN
 
 

Tác giả bài viết: Lê Minh Châu

Nguồn tin: TRƯƠNG TIỂU HỌC KỲ LONG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay246
  • Tháng hiện tại8,769
  • Tổng lượt truy cập309,658
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây