ĐỀ ÁN PHAT TRIỂN GIÁO DỤC

Thứ năm - 21/03/2019 18:18
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ LONG ĐẾN NĂM 2020
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ KỲ ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC KỲ LONG
Số:10/CLPTGD-TH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                Kỳ Long, ngày 08  tháng 10 năm  2015
ĐỀ ÁN
Chiến lược phát triển Trường Tiểu học Kỳ Long
Giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030
         Kỳ Long là đơn vị nằm phía Nam thị xã Kỳ Anh Kỳ Anh, thuộc Khu kinh tế Vũng Áng. Phía Nam giáp phường Kỳ Liên, phía Đông tiếp giáp với Khu Công nghiệp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, phía Tây ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn giáp huyện Quảng Hợp tỉnh Quảng Bình, phía Bắc, Tây Bắc tiếp giáp phường Kỳ Thịnh. Kỳ Long có diện tích tự nhiên2135,5 ha. Dân số có 1272 hộ, 4719 nhân khẩu. Trong đó có 83 hộ 384 nhân khẩu theo đạo Thiên chúa giáo.
Trường Tiểu học Kỳ Long được tái lập năm 1992, tách ra từ Trường PTCS Kỳ Long. Là một trong sáu trường đầu tiên của huyện Kỳ Anh xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia giai đoan 1996-2000. Năm 2007 trường tiếp tục được công nhận trường chuẩn Quốc gia Mức độ 1.
Tiếp tục xây dựng và phát triển, trường tiểu học Kỳ Long đã được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm 2011. Năm 2017 trường tiếp tục được công nhận lại sau năm năm đạt chuẩn Mức độ 2 theo Quyết định số 1687/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay, trường Tiểu học Kỳ Long vẫn giữ vững trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Chất lượng đội ngũ ngày càng được củng cố và nâng cao; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó có 92% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Số giáo viên giỏi các cấp ngày càng tăng; hàng năm có từ 2 đến 3 giáo viên giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp cơ cấp thị xã.  Hàng năm, số học sinh xếp loại Hoàn thành Tốt đạt tỷ lệ cao.

* Mặt mạnh: Kỳ Long có truyền thống văn hóa từ lâu, là đơn vị Anh hùng LLVT trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.
Kỳ Long có ảnh hưởng trực tiếp của Dự án Formosa nên tuy gặp một số khó khăn nhưng có điều kiện để phát triển kinh tế. Do vậy đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, CSVC hạ tầng trong những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ.
Quê hương Kỳ Long có truyền thống hiếu học từ lâu đời.
Trên chặng đường xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, Đảng bộ và nhân dân Kỳ Long đã giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, phát triển khá mạnh về kinh tế, chính trị ổn định, công tác quốc phòng, an ninh đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên, lĩnh vực văn hóa giáo dục không ngừng phát triển. Đảng bộ và nhân dân phường Kỳ Long luôn gắn bó, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt.
          * Mặt yếu: Địa bàn dân cư rộng, kinh tế phát triển không đồng đều, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; thương mại, dịch vụ chưa phát triển nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
          Thu ngân sách của địa phương hàng năm thấp nên kinh phí đầu tư cơ bản chủ yếu do nhân dân đóng góp, kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp.
          I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1. Môi trường bên trong:
1.1. Điểm mạnh:
a) Đội ngũ:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường tại thời điểm tháng 12/2015 là: 25 người; trong đó: BGH: 02, giáo viên: 19, Tổng phụ trách Đội : 01, nhân viên: 03. Đội ngũ hiện tại đảm bảo tỷ lệ, đồng bộ về cơ cấu để tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó: 92% đạt trên chuẩn.
- Công tác tổ chức quản lý của ban giám hiệu khoa học, sáng tạo. Kế hoạch ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Ban giám hiệu được sự tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; giám nghĩ giám làm, giám chịu trách nhiệm.
- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức tổ chức kỷ luật, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển.
- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
b) Chất lượng giáo dục năm học 2014-2015
Tổng số học sinh: 406 em; tổng số lớp: 12 lớp:
- Hoàn thành nhiệm vụ môn học và các hoạt động giáo dục: 99,0%.
- Xếp loại đạt các phẩm chất và năng lực học sinh: 100%.
          c) Cơ sở vật chất hiện có:
Cơ sở vật chất bước đầu đã đủ phòng học, các phòng phục vụ học tập thiết yếu để tổ chức dạy học 2buổi/ ngày trong giai đoạn hiện tại.
+ Phòng học: 21 phòng ; Phòng phụ vụ học tập: 04 phòng
+ Phòng thư viện: 01 phòng
+ Phòng họp hội đồng, phòng làm việc của ban giám hiệu: 05 phòng
+ Phòng Y tế, Bảo vệ: 02 phòng
d) Thành tích chính đã đạt được:
Được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến lần gần đây nhất là năm học 2012-2013.
1.2. Điểm yếu:
a) Về đội ngũ:
- Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc còn hạn chế.
- Nhiều giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm rất hạn chế không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác, ứng dụng internet vào phục vụ dạy học của giáo viên còn rất hạn chế.
b) Chất lượng học sinh:
- Nhiều em chưa ngoan, chưa chăm học, chưa biết cách tự học.
- Học sinh nắm kiến thức không chắc chắn, mau quên; khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế.
- Các kỹ năng môn học như đọc diễn cảm, vẽ hình, kể chuyện, viết văn,… rất hạn chế.
- Các kỹ năng sống cơ bản như nói, kể, giao tiếp, tổ chức và tham gia hoạt động,… hạn chế.
- Ý thức và thái độ khi tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường chưa tốt; chưa tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
c) Cơ sở vật chất:
- Nhà ăn, nhà nghỉ học sinh Bán trú chưa đảm bảo.
- Khu thể dục thể thao, bãi tập có nhưng chưa đảm bảo: mặt bằng chưa đảm bảo; đường chạy, hố nhảy chưa có, sân tập chưa bằng phẳng.

2. Môi trường bên ngoài:
          Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống của nhân dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức. Nhận thức về vai trò của giáo dục của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm tới việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển. Khoa học công nghệ ngày càng xâm nhập, phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao. Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn.
2.1. Cơ hội: 
- Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên - nhân viên, có sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh và nhân dân.
- Trong đội ngũ, có một số cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá vững vàng.
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
2.2. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của phụ huynh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, môi trường giáo dục phải đảm bảo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và hiệu quả công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục; chưa đầu tư đúng mức cho giáo dục; thiếu sự phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh
II. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC
- Thực hiện việc "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..." theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
- Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam và thực hiện đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
- Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mạng 
Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện để tất cả các em học sinh đều cảm nhận được "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh được học tập, rèn luyện nhằm phát triển tối đa các phẩm chất và năng lực, đảm bảo khi Hoàn thành Chương trình Tiểu học ở nhà trường, các em phải là những người có đạo đức, có sức khỏe, yêu quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, có các kỹ năng sống cơ bản theo lứa tuổi, có kiến thức chắc chắn để học tốt ở bậc học sau.
2. Giá trị
- Tính kỷ luật;
- Tinh thần trách nhiệm;
- Tình thương yêu;
- Tinh thần đoàn kết, hợp tác;
- Tính trung thực;
- Lòng tự trọng;            
- Lòng khoan dung;
- Tư duy độc lập, tự tin, sáng tạo, đổi mới;
- Khát vọng vươn lên.
3. Tầm nhìn
Trở thành trường chất lượng cao; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em; là nơi giáo viên và học sinh luôn tự tin, năng động, sáng tạo và vươn tới thành công.
IV. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục theo mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu cụ thể
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư cách tốt;
- Gương mẫu chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương;
- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Yêu nghề, tâm huyết với nghề;
- Có kiến thức chuyên môn vững vàng; kỹ năng sư phạm, kỹ năng tin học tốt;
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả;
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường, ở địa phương.
2.2. Học sinh
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện; vâng lời thầy cô, cha mẹ; lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè;
- Biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ;
- Tự giác thực hiện nội quy trường lớp; tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động chung;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ các môn học và hoạt động giáo dục; đạt các phẩm chất, năng lực của người học sinh;
- Có kỹ năng sống và các kỹ năng xã hội tốt.
3. Cơ sở vật chất
3.1. Cải tạo nhà đa năng.
3.2. Xây dựng khu thể dục thể thao.
3.3. Xây dựng hệ thống bồn hoa, thảm cỏ, vườn cây; sắp xếp lại hệ thống cây xanh,  trang trí môi trường giáo dục trong và ngoài lớp.
3.4. Xây dựng mới dãy nhà 4 học phòng và 4 phòng chức năng.
3.5. Bổ sung đầy đủ trang thiết bị phòng học và các phòng phục vụ học tập.
3.6. Xây dựng mới khu nhà nghỉ bán trú.
3.7.  Xây bể bơi, nhà công vụ.
V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục
- Tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng sáng tạo mô hình trường học mới vào dạy học; đổi mới cách đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể, hoạt động thư viện,… một cách hiệu quả để gắn học với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được kỹ năng sống cơ bản.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách, tổ trưởng chuyên môn,  Đoàn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên có liên quan.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
+ Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư cách tốt;
+ Có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; yêu nghề, tâm huyết với nghề; có lòng yêu thương học sinh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm;
+ Luôn đoàn kết, gắn bó với nhà trường; hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Người phụ trách: Ban giám hiệu, Tổ công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, Tổ tư vấn cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, kế toán, nhân viên thư viện, thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, thư viện giáo án điện tử, phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng, trao đổi chuyên môn, quảng bá hình ảnh nhà trường,... góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
- Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin.
5. Xây dựng văn hóa nhà trường
        Mỗi thành viên trong nhà trường cần xác định rõ việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường với các định hướng sau: 
        - Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
        - Biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ, tích cực tham gia các công việc chung. Tạo môi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học sinh.
        - Phân quyền, phân trách nhiệm; chia sẻ tầm nhìn; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; tích cực đổi mới phương pháp dạy và học; hợp tác, sáng tạo và đổi mới.
        - Giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường (giữa học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên; giáo viên với học sinh; giáo viên với cán bộ quản lý, với đồng nghiệp; giáo viên với phụ huynh và nhân dân,…) dựa trên các nguyên tắc sau: tôn trọng người khác; ngôn ngữ chuẩn mực; chân thành, cởi mở trong giao tiếp, ứng xử; phê bình góp ý phải nhẹ nhàng nhưng thẳng.
        - Thực hiện tốt việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe; giữ gìn vệ sinh trường, lớp; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ của công, tiết kiệm năng lượng.
          - Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP Hồ Chí Minh.
6. Huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, cá nhân vào việc phát triển Nhà trường.
- Nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm và vận dụng các dự án;
+ Nguồn ngoài ngân sách (Từ xã hội, tự nguyện đóng góp của phụ huynh, các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp).
- Nguồn lực khác:
+ Đóng góp ngày công của phụ huynh;
+ Đóng góp bằng hiện vật của nhân dân, của phụ huynh;
+ Các ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để xây dựng và phát triển nhà trường.
  - Người phụ trách: Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh.
7. Xây dựng thương hiệu
- Từng bước nâng cao mức độ tín nhiệm của phụ huynh, của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương đối với nhà trường. Xây dựng thương hiệu Nhà trường, đưa vị thế nhà trường ngày một đi lên.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh tuyên truyền; chọn ngày truyền thống, xây dựng và phát huy hiệu quả Phòng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, Công đoàn và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
VI. TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, Phòng GD-ĐT thị xã Kỳ Anh, Đảng ủy, HĐND, UBND phường Kỳ Long, học sinh, phụ huynh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức
 Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược; điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm mà Sở GD-ĐT Hà Tĩnh và Phòng GD-ĐT thị xã chỉ đạo hàng năm.


VII. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
7.1. Kế hoạch chiến lược được chia thành các giai đoạn như sau
- Giai đoạn 1: Năm học 2015 - 2016 và 2016-2017;
- Giai đoạn 2: Năm học 2017 - 2018 và 2018-2019;
- Giai đoạn 3: Năm học 2019 – 2020 và  2020-2021.
- Tầm nhìn đến năm 2030.
Danh mục các công trình xây dựng:
TT Danh mục công trình cần đầu tư Khái toán tổng mức đầu tư
((triệu đồng)
Tổng NSNN Xã hội hóa
I Xây mới phòng học      
1. Xây mới: 4 phòng  học. 180m2 1.200 1150 50
II Phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học, thư viện đạt chuẩn:      
1. Xây mới 4 phòng học bộ môn (ÂN,MT,TIN,TA) 1.200 1150 50
  Cải tạo, XD thư viện Thân thiện 420 300 120
III Đầu tư xây dựng khu vận động, khu tập luyện thể dục thể thao      
1. Nâng cấp Khu thể thao   50 0 50
2. Làm mới sân bóng đá mini cỏ nhân tạo 500 450 50
5. Cải tạo nhà tập đa năng 200 150 50
6. Xây mới bể bơi 500 450 50
IV Xây mới phòng ngủ Bán trú 800 750 50
V Đầu tư nâng cấp sân trường,nhà nội trú...      
  Làm rạp nhà nội trú, nhà xe học sinh 120 100 20
  Lát gạch Blook hành lang xung quanh trường 2700 m2 350 300 50
VI Trang thiết bị dạy học      
1 Đồ dùng Dạy- Khối 1-Khối 5, Phòng Nhạc, NN 500 450 50
2 Tivi màn hình lớn kết nối Internet 1 cái  10 0 10
3 Máy Poto copy 40   40
  TỔNG 5.890 5.250 640
 Dự kiến nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2015-2021:  5,890 tỷ
 Trong đó:
- Vốn Ngân sách tỉnh 1 tỷ đồng.
- Vốn Ngân sách thị xã  3,5 tỷ đồng
-  Vốn NS địa phương 1,35 tỷ đồng.(Trong đó huy động xã hội hóa giáo dục: 640 triệu đồng).
Dự kiến bằng bình quân 1,1 tỷ/năm.
7.2. Giải pháp thực hiện:
1. Giải pháp về công tác quy hoạch: Hoàn chỉnh công tác quy hoạch
2. Giải pháp huy động và sử dụng nguồn lực:
 Tranh thủ nguồn ngân sách địa phương và ngân sách thị xã, huy động đóng góp tư phụ huynh và các nguồn khác.
3.Giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước:
Chấp hành nghiêm túc quy định của luật ngân sách. Sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm chi.
4. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: Bổ sung đủ biên chế theo quy định, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức, phẩm chất chính trị.
      Để đảm bảo đủ các điều kiện để kiểm tra lại sau 5 năm đạt chuẩn vào năm học 2016-2017, trước mắt cần bổ sung các hạng mục sau:
+ Cải tạo xây khuôn viên nhà Đa chức năng;
          +Cải tạo xây dựng Thư viện Thân thiện.
          + Nâng cấp sân thể thao;
+ Làm thêm nhà để xe đạp học sinh;
+ Mua sắm trang thiết bị Dạy-Học
7.3 Mục tiêu của từng giai đoạn
* Giai đoạn 2015 - 2017
a)  Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ; duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
  - Hoàn thành quy hoạch mặt bằng tổng thể sử dụng đất theo tiêu chuẩn của Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 (theo Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT và Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế trường tiểu học TCVN 8793 - 2011);
Bổ sung trang thiết bị; sắp xếp lại hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ; cải tạo nhà đa năng, sân thể dục thể thao.
- Xây dựng uy tín, thương hiệu về chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
+ 100 % luôn thực hiện đúng các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương và nội quy, quy chế cơ quan;
+ 100% có đạo đức tư cách tốt, có lối sống mẫu mực;
+ 100% có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm;
+ 80% trở lên có năng lực chuyên môn khá giỏi, có kỹ năng sư phạm vững vàng;         
+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác mạng iternet thường xuyên, hiệu quả.
- Học sinh:
+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;
+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;
+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi;
+ 100% thực hiện tốt nội quy trường lớp.
-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động
* Năm học 2015-2016; 2016-2017:
- Ưu tiên nâng cấp nhà Đa chức năng, xây dựng thư viện thân thiện
TT Nội dung Số lượng Diện tích Số tiền
(triệu đồng)
Dự kiến thời gian khởi công/hoàn thành Người phụ trách
1 Cải tạo, XD Thư viện thân thiện
 
1 104m2 150 9/2016-3/2017 UBND phường
2 Cải tạo nhà Đa chức Năng
 
1 360m2 420 01/2017-4/2017 UBND phường
3 Cải tạo nâng cấp khu thể thao   2700m2 50 1/2017
5/2017
UBND phường
  Tổng:     620    
 
- Giai đoạn 2: Năm học 2017 - 2018 và 2018-2019;
  • Năm học 2017-2018:
a) Mục tiêu: 
Tiếp tục ổn định, giữ vững và nâng cao uy tín nhà trường về chất lượng giáo dục;  trường chuẩn Quốc gia mức độ 2; từng bước đưa nhà trường vào tốp các trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục của huyện; là trung tâm văn hóa của địa phương.
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
+ 100 % có uy tín cao trong đồng nghiệp, trong phụ huynh và nhân dân;
+ 90% trở lên có năng lực chuyên môn  khá giỏi, có kỹ năng sư phạm vững vàng;        
+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác mạng internet thường xuyên, hiệu quả; 80% trở lên có chứng chỉ B Tin học và Tiếng Anh.
- Học sinh:
+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;
+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;
+ 70% trở lên biết cách tự học, thường xuyên tự học có hiệu quả;
+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi; tự tin, mạnh dạn và chuẩn mực trong giao tiếp; biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ;
+ 50-60% có kỹ năng tổ chức các hoạt động;
+ 100% tự giác thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy trường lớp; tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương.
-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động
TT Nội dung Số lượng Diện tích Số tiền
(triệu đồng)
Dự kiến thời gian khởi công/hoàn thành Người phụ trách
1 Xây dựng sân bóng đá  cỏ nhân tạo, nâng cấp sân thể thao 1 800m2 550 10/2017-
11/2017
UBND phường
2 Mua sắm TB, ĐD:
      +  Máy vi tính
      + Máy Poto
 
20 bộ
 1 máy
   
110
    40
8/2017 Nhà trường
3 Làm rạp nhà nội trú GV
 
2 240m2 120 8/2017
8/2017
Phụ huynh
  Tổng:     820    
 
  Năm học 2018-2019:
   TT Nội dung Số lượng Diện tích Số tiền
(triệu đồng)
Dự kiến thời gian khởi công/hoàn thành Người phụ trách
1 Xây phòng ngủ bán trú 4 240m2 800 01/2018
7/2018
UBND phường
2 Mua sắm đồ dùng phòng ngủ 4   100 2/2018
3/2018
UBND phường
  Tổng:     900    
 
- Giai đoạn 3: Năm học 2019 - 2020.
Tiếp tục ổn định, giữ vững và nâng cao uy tín nhà trường về chất lượng giáo dục;  trường chuẩn Quốc gia mức độ 2; từng bước đưa nhà trường vào tốp các trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục của huyện; là trung tâm văn hóa của địa phương
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
+ Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên  80 - 95%.
+ 100% CB, GV biết sử dụng công nghệ thông tin thường xuyên có hiệu quả.
+ Có 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên đạt trình độ trên chuẩn.
-  Học sinh:
+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;
+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;
+ 90% trở trở lên biết cách tự học và thường xuyên tự học có hiệu quả;
+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi; tự tin, mạnh dạn và chuẩn mực trong giao tiếp; biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ;
+ Trên 60% có kỹ năng tổ chức các hoạt động;
+ 100% tự giác thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy trường lớp; tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương.
-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động
TT Nội dung Số lượng Diện tích Số tiền
(triệu đồng)
Dự kiến thời gian khởi công/hoàn thành Người phụ trách
11 Xây phòng học 4 180 m2 1.200 1/2019
7/2019
UBND phường
22 Mua sắm bổ sung trang TB các phòng học
 
     4   150 8/2019
8/2019
Nhà trường
  Tổng:     1350    
 
* Giai đoạn 2020 -  2021:
  • Năm học 2020-2021:
a) Mục tiêu: 
Tiếp tục ổn định, giữ vững và nâng cao uy tín nhà trường về chất lượng giáo dục; xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia mức độ 2; từng bước đưa nhà trường vào tốp các trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục của huyện; là trung tâm văn hóa của địa phương.
b) Chỉ tiêu cụ thể:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
+ 100 % có uy tín cao trong đồng nghiệp, trong phụ huynh và nhân dân;
+ 90% trở lên có năng lực chuyên môn  khá giỏi, có kỹ năng sư phạm vững vàng;   
+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác mạng internet thường xuyên, hiệu quả; 80% trở lên có chứng chỉ B Tin học và Tiếng Anh.
- Học sinh:
+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;
+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;
+ 70% trở lên biết cách tự học, thường xuyên tự học có hiệu quả;
+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi; tự tin, mạnh dạn và chuẩn mực trong giao tiếp; biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ;
+ 50-60% có kỹ năng tổ chức các hoạt động;
+ 100% tự giác thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy trường lớp; tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương.
-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động
TT Nội dung Số lượng Diện tích Số tiền
(triệu đồng)
Dự kiến thời gian khởi công/hoàn thành Người phụ trách
1 Xây phòng học bộ môn    4 180m2 1200 1/2020
7/2021
UBND phường
2 Mua sắm TB phòng bộ môn   150 150 8/2020 Nhà trường
3 Xây Bể bơi    1 500m2 500 1/2020
5/2021
UBND phường
  Tổng:     1850    
 
*. Tầm nhìn đến năm 2030:
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
          - Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
          - Thành lập Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
          - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Cụ thể:
          + Giai đoạn 1 (năm học 2015-2017): Trình cấp thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược trong gia đoạn.
          + Giai đoạn 2 (từ năm 2017-2019): Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo”. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức 2.
          + Giai đoạn 3 (từ năm 2019-2020): Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh của nhà trường “Là một cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
          Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm năm học, tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
          2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng; Tổng phụ trách:
          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
          3. Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
          Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch này.
          4. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường:
          Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên.
Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.
          Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
          5. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:
Căn cứ kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch theo lộ trình đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng trong thời đại mới, thời đại thông tin, công nghệ.
          Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, xứng đáng là “tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.
          Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường với phương châm “Nỗ lực của mỗi cá nhân là thành công của tập thể”.
          6. Trách nhiệm của học sinh:
          Ra sức học tập tốt, rèn luyện chăm với khẩu hiệu hành động “Kiên trì, vượt khó, vươn lên”.
          Luôn trau dồi đạo đức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động, rèn kỹ năng sống.
          7. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh:
          Phối hợp với nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.
          Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch chiến lược.
         IX. KẾT LUẬN
          Trong giai đoạn 2015 - 2020, Trường Tiểu học Kỳ Long có những điều kiện thuận lợi từ việc Đảng ủy, chính quyền có nhiều chủ trưởng, chính sách để phát triển giáo dục nói chung và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhà trường nói riêng.
          Hội đồng trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh, nhân dân và cấp ủy, chính quyền các cấp. Đây là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, từ mục tiêu và định hướng chiến lược, từng tổ chức và cá nhân trong trường xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của nhà trường.
          Nhà trường mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nhất là xây dựng các phòng học, sân trường, sân chơi, bãi tập, nhà ăn,... Các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập. Hàng năm, Phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020, xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn Quốc gia Giai đoạn 2.
          Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030 của Trường Tiểu học Kỳ Long, các tổ chức, cá nhân căn cứ theo chức trách, nhiệm vụ được phân công để xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch ngắn hạn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các tổ chức, cá nhân trong nhà trường phản ánh để Hội đồng trường nghiên cứu, điều chỉnh./.
 
Nơi nhận:
    - Phòng GD&ĐT;
    - TT Đảng ủy, TT HĐND,
    -CT và PCT UBND xã;
    - Chi bộ, CĐ, PHT;
    - Lưu: VT.     
 
                                                      HIỆU TRƯỞNG
 
 
 

 
                                                            Lê Minh Châu


 
   TM. UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 
   CHỦ TỊCH


 
 
 
Nguyễn Văn Hảo
 
 
TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 
 
 

 
Nguyễn Hữu Sum

Tác giả bài viết: Lê Minh Châu

Nguồn tin: TRƯƠNG TIỂU HỌC KỲ LONG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây